Những khác biệt cơ bản giữa Thiết kế đồ họa 2D, 3D trong phim hoạt hình
Hoạt hình 2D, 3D là gì?
Phim hoạt hình 2D là phim hoạt hình truyền thống đã tồn tại từ rất lâu. Thiết kế 2D gắn liền với những bộ phim gần gũi với trẻ thơ như Tom & Jerry, Snow White - Bạch Tuyết, Aladdin,...
Để tạo ra phim hoạt hình 2D, người thiết kế sử dụng một chuỗi hình ảnh liên tiếp những trạng thái khác nhau để tạo ra những hành động, phân cảnh động trong phim. Hàng nghìn, hàng vạn bức ảnh được chỉnh sửa và biên soạn để chạy từ 12 - 24 khung hình mỗi giây để có một bộ phim hoạt hình hoàn chỉnh.
Để xây dựng một bộ phim hoàn chỉnh, trước tiên phải nắm bắt được mục tiêu khách hàng mong muốn, tính toán lượng khán giả mà phim có thể tiếp cận đến. Sau đó, nghĩ ý tưởng và viết kịch bản cho phim. Khi kịch bản đã hoàn thiện, các họa sĩ sẽ bắt đầu vào công đoạn vẽ các phân cảnh của kịch bản. Sau phần vẽ là phần thu thanh, đạo diễn sẽ lựa chọn diễn viên lồng tiếng, nhạc phim hoạt hình,.. Tiếp đến họa sĩ sẽ vẽ các cử động của nhân vật theo ý của đạo diễn.
Sau khi xong công đoạn lên ý tưởng và vẽ, họa sĩ làm phim sẽ kiểm tra các chuyển động thông qua bước thử bản chì. Với công nghệ kỹ thuật số, chúng ta sẽ lược bỏ được các phân cảnh thừa. Sau khi được đạo diễn duyệt, các bản vẽ sẽ được scan để đưa vào máy tính và ghép vào hình nền. Họa sĩ sẽ tô màu cho các bản vẽ. Sau khi tô màu hoàn tất, bộ phận quay phim sẽ chuyển các bản vẽ thành phim và đảm bảo các hình không bị lệch. Cuối cùng, chép phim vào DVD, băng từ và công chiếu.
Phim hoạt hình 3D là những phim hoạt hình được trình chiếu một cách sống động như thật trong 3 chiều không gian, có được bởi sự trợ giúp của các phần mềm đồ họa 3D trên máy tính. Mọi hình ảnh trong phim phải được thể hiện ở cả 3 chiều: chiều dài, chiều rộng và chiều sâu. Nhưng thực tế hình ảnh trong phim hoạt hình 3 D vẫn bị hạn chế bởi không gian phẳng của màn hình.
Để làm phim 3D, đầu tiên vẫn cần phải có 1 kịch bản, bởi kịch bản có hay thì mới thu hút được khách hàng đem lại doanh thu lớn cho nhà sản xuất phim. Đến giai đoạn vẽ model sheet, hình ảnh nhân vật và vật thể vẫn được phác thảo trên giấy. Sau khi có kịch bản và hình dáng của nhân vật phù hợp trong phim, thiết kế viên sẽ tạo ra kịch bản hình ảnh trên giấy. Thiết kế viên cảnh nền sẽ phác thảo khung cảnh phim trên phần mềm thiết kế 2D để các bối cảnh hợp lí và đẹp mắt.
Sau đó, thiết kế viên 3D modelling sẽ dựa trên phác họa 2D để tạo nhân vật, vật thể trong không gian 3D trên máy tính. Giai đoạn này giúp hình dáng nhân vật được thể hiện ở tất cả góc độ khác nhau, khuôn mặt nhân vật cũng được thể hiện chân thật theo từng hành động và cảm xúc khác nhau. Sau giai đoạn modelling, công đoạn texture sẽ tạo màu sắc, hoa văn, nếp nhăn, độ sáng tối,…cho nhân vật, vật thể. Để nhân vật cử động và diễn hoạt, người họa sĩ sẽ gắn xương(rigging) với những khớp xương tương ứng cho nhân vật trên các phần mềm làm 3D. Các khớp xương này sẽ gắn vào modelling đồng thời sẽ điều khiển modelling hoạt động.
Địa chỉ: Phòng 1401 tòa B - TTTM Hồ Gươm Plaza 110 Trần Phú, Mỗ Lao, Hà Đông, Hà Nội
Điện thoại: 04. 32000469/ Hotline: 0904.345.370
Email: lienhe@enterfocus.edu.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét